Hướng dẫn thi công trần thả

Hướng dẫn thi công trần thả thạch cao

Trần thạch cao thả là một trong các giải pháp trần giả, giúp che giấu các hệ thống kỹ thuật điện, nước,…….Ngoài ra Trần thạch cao thả còn có tác dụng cách âm, cách nhiệt, chống cháy……hiệu quả.

Thế nào là trần thạch cao thả?

Trần thạch cao thả được cấu tạo bởi hệ khung xương và các tấm thạch cao. Được liên kết với hệ trần phía trên bởi tăng đơ, dây thép, vít….

Với hệ khung xương có thể nhìn thấy ngay cả sau khi hoàn thiện. Hệ trần thạch cao thả thường được sử dụng cho văn phòng, nhà xưởng,……do tiện dụng trong sửa chữa các hệ thống phía trên.

Hệ trần thạch cao thả cho nhà xưởng

Cấu tạo & chức năng của trần thạch cao thả

Trần thạch cao thả được tạo thành từ các nguyên vật liệu sau đây:

  • Thanh chính: dùng để chịu lực chính, được treo lên trần bằng các cụm ty treo và tăng đơ;
  • Thanh phụ: được liên kết với thanh chính để tạo thành kiểu dáng theo đúng thiết kế;
  • Thanh viền tường: liên kết với tường hoặc vách ngăn;
  • Tấm trang trí: đặt lên các hệ thanh nói trên để tạo thành bề mặt trần trang trí.

Ưu – nhược điểm của trần thạch cao thả

Ưu điểm Nhược điểm
– Thi công đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và thời gian;

– Dễ dàng tháo lắp, sửa chữa nếu xảy ra sự cố;

– Dễ dàng vệ sinh, lau chùi 

– Thuận lợi trong việc lắp đường dây hoặc các thiết bị, hệ thống khác trên trần;

– Trần nhà ít bị co võng khi thời tiết biến đổi;

– Dễ thay thế, đổi mẫu mã tấm

– Khả năng cách âm kém hơn trần thạch cao chìm

– Mẫu tấm có kích thước nhỏ gây cảm giác chia vụn không gian 

Tham khảo: Báo giá thi công trần thạch cao thả

“Vui lòng gọi ngay để được tư vấn chính xác về trần thả thạch cao”
 

Quy trình thi công trần thạch cao thả

Bước 1: Xác định cao độ trần nhà

Sử dụng tia laser để xác định độ cao. Dùng bút đánh dấu, ghi chú những chỗ trần nổi để tính toán theo khung xương sao cho phù hợp.

Lưu ý:

  • Cần tính toán chính xác chiều cao của trần vì nếu tính sai thì khung xương và tấm trần sẽ không phù hợp nhau.
  • Khoảng cách tối thiểu từ điểm thấp nhất của trần trên và hệ trần thạch cao thả là 10cm là phù hợp.

Bước 2: Cố định thanh viền tường

Sau khi xác định được cao độ chung của trần. Sử dụng tia laser hoặc dây mực để cố định cao độ.

Dùng búa đóng đinh hoặc khoan để bắt vít cố định thành viền V vào tường hoặc vách.

Lưu ý:

Khoảng cách tiêu chuẩn giữa các lỗ đinh hoặc lỗ khoan không quá 300mm

Bước 3: Phân chia trần

Trần thạch cao thả thường có các kích thước sau:

  • 610x610mm
  • 600x600mm
  • 610x1220mm
  • 600x1200mm

Bước 4: Móc các điểm treo

Giữa các điểm treo cần đảm bảo khoảng cách 1200 – 1220mm. Trong đó khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 600mm hoặc 610mm.

Bước 5: Móc, liên kết thanh chính

Gắn lỗ liên kết chéo trên 2 đầu thanh chính để kết nối khung xương lại với nhau. Khoảng cách móc treo trên thanh chính cần đảm bảo khẩu độ 800 – 1200mm.

Bước 6: Móc, liên kết thanh phụ

Dùng đầu ngàm của thanh phụ lắp vào các lỗ mộng trên thanh chính, số lượng 2. Khoảng cách cần đảm bảo là 600mm hoặc 610mm.

Bước 7: Điều chỉnh lại khung xương

  • Kiểm tra lại cao độ chung của toàn bộ hệ trần
  • Kiểm tra hệ khung xương sao cho ngay ngắn, vuông góc.

Bước 8: Lắp đặt tấm thạch cao

Tùy vào từng hệ trần mà lựa chọn kích thước tấm thạch cao phù hợp, cụ thể:

  • Đối với hệ trần 610x610mm thì dùng tấm thạch cao có kích thước 606x605mm;
  • Đối với hệ trần 600x600mm thì dùng tấm thạch cao có kích thước 595x595mm;
  • Đối với hệ trần 610x1220mm thì dùng tấm thạch cao có kích thước 605x1210mm;
  • Đối với hệ trần 600x1200mm thì dùng tấm thạch cao có kích thước 595x1190mm.

Các tấm thạch cao sẽ được đặt trong hệ thống khung đã lắp đặt sao cho thật phẳng.

Lưu ý:

Đeo bao tay để tránh tình trạng để lại vết bẩn trên mặt tấm

Bước 9: Xử lý viền trần

Sử dụng cưa hoặc kéo để cắt đi phần viền thừa.

Bước 10: Vệ sinh và nghiệm thu

Để kết thúc quá trình thi công, thợ thi công sẽ kiểm tra lại một lần nữa xem công trình có mắc lỗi gì không, nếu không thì sẽ vệ sinh trần, sàn nhà sạch sẽ và tiến hành bàn giao cho chủ nhà.

Lưu ý chung:

  • Lựa chọn mẫu phù hợp với yêu cầu, sở thích, không gian trước khi thi công
  • Sử dụng đồng bộ vật tư
  • Tham khảo kỹ thông tin kỹ thuật khi thi công
  • Lựa chọn thợ thi công có tay nghề cao
  • Khu vực thi công cần được đảm bảo không thấm dột, kín gió tránh ảnh hưởng thời tiết
  • Thi công dưới hệ mái tôn thì cần tăng cường thêm một lớp vật liệu chống nóng để tăng khả năng cách nhiệt
  • Tuân thủ mức độ chịu tải theo khuyển cáo của nhà sản xuất
 
“Vui lòng gọi ngay để được tư vấn chính xác về trần thạch cao”
 

———————————————————————————-

Trần vách thạch cao Hà Thànhvới nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, cùng đội ngũ thợ thi công, kts trẻ trung, hiện đại, có nhiệt huyết với nghề. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ và làm hài tuyệt đối 100% quý khách hàng.

Quý khách có nhu cầu quan tâm tới các dịch vụ, dự án như thi công trần thạch cao, vách thạch cao, sơn sửa nhà… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo HOTLINE: 098.3322.102 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất!

THIẾT KẾ THI CÔNG TRẦN – VÁCH THẠCH CAO ĐẸP “GIÁ RẺ”

Hà Thành chuyên thiết kế, thi công trần vách thạch cao phòng khách, phòng ngủ, phòng trẻ em, phòng bếp…. đẹp, giá rẻ.

————————————————-

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Call Now Button0983.322.102